• Địa chỉ
  • 131 Âu Cơ, Phường 13, Tân Bình, Hồ Chí Minh, Việt Nam
  • Thời gian làm việc
  • Tất cả các ngày trong tuần

Viêm đường tiết niệu ở nữ cần đừng chủ quan kẻo gặp biến chứng sau

Viêm đường tiết niệu ở nữ cần đừng chủ quan kẻo gặp biến chứng sau

Viêm đường tiết niệu ở nữ giới gây ra nhiều phiền phức cho cuộc sống chị em. Bài viết này sẽ làm rõ triệu chứng viêm điều tiết niệu ở nữ, biến chứng và cách điều trị hiệu quả, an toàn căn bệnh phiền toái này. 

Tổng quan viêm đường tiết niệu ở nữ giới

Viêm đường tiết niệu là gì?

Viêm đường tiết niệu là tình trạng phổ biến ở nữ giới do hệ tiết niệu bị vi khuẩn xâm nhập. Khi chúng tràn vào bàng quang hoặc thận sẽ gây ra viêm nhiễm dẫn đến nhiễm trùng nước tiểu. Hệ tiết niệu vì thế cũng bị ảnh hưởng và tổn thương.

Viêm đường tiết niệu ở nữ phổ biến hơn rất nhiều so với nam giới. Bởi cơ quan sinh dục của nữ giới cấu tạo ngắn và phức tạp hơn nam giới. Vi khuẩn dễ thâm nhập từ hậu môn vào niệu đạo. Khi mắc bệnh, mọi bộ phận của hệ tiết niệu đều có nguy cơ bị ảnh hưởng. Từ thận, niệu quản, bàng quang đến niệu đạo. Bệnh không được điều trị đúng cách và kịp thời có thể gây tắc vòi trứng dẫn đến vô sinh. Viêm nhiễm lây lan sang các bộ phận khác trong cơ thể đe dọa sức khỏe và tính mạng của người bệnh.

Phân loại

Bệnh được phân loại theo hai cách:

  • Phân loại theo vị trí: viêm đường tiết niệu trên (Viêm thận – bể thận cấp,  viêm thận – thận ứ mủ, viêm thận – bể thận mạn tính, viêm thận – áp xe thận,) và viêm đường tiết niệu dưới (viêm bàng quang, viêm niệu đạo).
  • Phân loại theo diễn biến: nhiễm khuẩn đơn giản và nhiễm khuẩn phức tạp. Nhiễm khuẩn hệ tiết niệu phức tạp thường xuất hiện ở trường hợp hệ tiết niệu có vấn đề từ trước. Điển hình là tắc nghẽn đường tiết niệu do bàng quang thần kinh, sỏi tiết niệu, phì đại tuyến tiền liệt, phụ nữ mang thai, hoặc sử dụng Catheter đường tiết niệu.

Triệu chứng viêm đường tiết niệu ở nữ giới

Triệu chứng tại chỗ

Nhiều trường hợp khó nhận biết dấu hiệu mà chỉ phát hiện ngẫu nhiên thông qua kiểm tra nước tiểu. Đối tượng phổ biến mắc bệnh thường là phụ nữ trong độ tuổi sinh hoạt tình dục, phụ nữ mang thai và những người bị đái tháo đường…

Triệu chứng điển hình của viêm đường tiết niệu là tiểu đau rát, tiểu không đều, cảm giác tiểu chưa hết ngay sau khi đi tiểu. Nước tiểu có thể có màu đục, mùi hôi nồng hoặc có chứa máu hoặc mủ. Một số người cảm giác đau ở vùng hạ vị khi bị viêm bàng quang; đau ở vùng thắt lưng khi bị viêm thận – bể thận hoặc áp xe thận. Khi bị sỏi thận gây tắc nghẽn, nhiễm trùng hoặc áp xe thận, người bệnh sẽ đau đớn dữ dội ở vùng thắt lưng.

Triệu chứng toàn thân

Thận chính là bộ phận trực tiếp tiếp xúc với máu, phải xử lý một lượng lớn máu để lọc và tạo ra nước tiểu. Do đó, vi khuẩn khi xâm nhập vào hệ tiết niệu cũng dễ dàng lọt vào máu và lan truyền ra khắp cơ thể. Gây nhiễm trùng huyết nặng, thậm chí sốc nhiễm khuẩn dẫn đến tử vong. Biểu hiện của bệnh thường bao gồm sốt cao, cảm giác rét run, môi khô và khuôn mặt hốc hác.

Biểu hiện viêm đường tiết niệu ở nữ giới cụ thể gồm:

  • Tiểu liên tục: Cảm giác cần đi tiểu sau mỗi 15-20 phút. Đặc biệt là vào ban đêm. Khi tiểu, lượng nước tiểu ít hoặc thậm chí không có, và người bệnh có thể cảm thấy đau tức ở vùng bụng dưới.
  • Tiểu buốt, tiểu rắt, nóng rát khó chịu khi đi tiểu.
  • Nước tiểu bất thường: Mùi hôi nồng, màu đục, có thể chứa máu hoặc mủ.
  • Đau quặn ở phần thắt lưng hoặc bụng dưới: Đau này do viêm nhiễm lan đến niệu quản và thận. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể phát sốt cao, buồn nôn và cảm giác ớn lạnh.

Nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu ở nữ

80% ca mắc viêm đường tiết niệu ở nữ do vi khuẩn E.coli

Nguyên nhân chính (chiếm 95%) gây viêm đường tiết niệu do vi khuẩn xâm nhập ngược dòng ở niệu đạo vào bàng quang (5% từ máu). Trong đó vi khuẩn E.coli (Escherichia coli) chiếm 80% trường hợp. Ngoài ra, còn phải kể đến các loại vi khuẩn khác: Proteus mirabilis, Enterobacter, Citrobacter, Klebsiella, Chlamydia, lậu cầu,…

Escherichia coli thường cư trú ở ruột, gần hậu môn và có khả năng xâm nhập vào đường tiết niệu nếu vệ sinh không đúng cách. Vị trí của niệu đạo và hậu môn ở phụ nữ gần nhau hơn so với nam giới, từ đó nguy cơ tăng viêm nhiễm sẽ cao hơn. Môi trường của nước tiểu là lý tưởng cho sự sinh trưởng của các loại vi khuẩn này. Khi số lượng vi khuẩn trong nước tiểu tăng cao, sẽ gây nên nhiễm khuẩn tiết niệu.

Yếu tố nguy cơ tăng tỷ lệ nhiễm khuẩn

Các yếu tố khác có thể tăng nguy cơ mắc bệnh viêm đường tiết niệu ở nữ bao gồm: sỏi tiết niệu, ứ trệ nước tiểu, phì đại tuyến tiền liệt, đái tháo đường, dị dạng thận, suy giảm miễn dịch hoặc tuổi già.

Ngoài ra, quan hệ tình dục với người mắc viêm đường tiết niệu cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh lý này. Hơn nữa, những phụ nữ thường tái phát viêm bàng quang nhiều lần (trên 3 lần/năm), có tình trạng hẹp lỗ tiểu, không vệ sinh đúng cách sau quan hệ tình dục hoặc khi có kinh nguyệt, thường xuyên gặp tình trạng táo bón cũng dễ bị nhiễm viêm đường tiết niệu.

Đặc biệt, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh có tỉ lệ mắc bệnh viêm đường tiết niệu cao hơn. Lý do vì nội tiết tố nữ suy giảm, thay đổi độ pH của nước tiểu. Niêm mạc âm đạo, niệu đạo, cũng như đáy bàng quang trở nên mỏng hơn, từ đó tăng nguy cơ mắc bệnh.

Biến chứng viêm đường tiết niệu ở nữ giới

  • Viêm đường tiết niệu ở phụ nữ không chỉ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với sinh hoạt hàng ngày, mà còn dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như sau:
  • Trong trường hợp phụ nữ mang thai mắc viêm đường tiết niệu và không được phát hiện và điều trị kịp thời, có thể dẫn đến sảy thai hoặc sinh non.
  • Bệnh viêm đường tiết niệu gây ra tắc vòi trứng, gây vô sinh ở phụ nữ.
  • Người bị viêm đường tiết niệu thường trải qua tình trạng tiểu buốt. Thậm chí tiểu ra máu, gây đau đớn khi quan hệ tình dục và ảnh hưởng đến cảm xúc trong quan hệ tình dục.
  • Nếu không được điều trị kịp thời, viêm đường tiết niệu dẫn đến viêm thận cấp tính hoặc mạn tính.
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu nếu không được điều trị triệt để có thể dẫn đến áp-xe hóa, nhiễm trùng máu, suy thận, và thậm chí tử vong.
  • Khi viêm đường tiết niệu trở thành bệnh lý mạn tính, người bệnh phải đối mặt với hậu quả không tránh khỏi là suy thận mạn tính.

Cách chữa viêm đường tiết niệu ở nữ

Điều trị bằng kháng sinh

Nguyên lý điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu ở nữ là loại bỏ vi khuẩn, virus gây bệnh và loại trừ các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Thông thường, các triệu chứng viêm đường tiết niệu có thể hết sau vài ngày điều trị. Để loại bỏ vi khuẩn trong cơ thể, bác sĩ sẽ kê đơn kháng sinh chữa viêm đường tiết niệu. Nếu thuộc nhóm bệnh đơn giản cấp tính, chỉ 5 đến 7 ngày bệnh nhân đã mất hoàn toàn triệu chứng.

Nhưng một số trường hợp khác cần sử dụng kháng sinh trong thời gian dài hơn. Những người mắc phải nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát thường cần sử dụng thêm nhiều đợt kháng sinh ngắn sau khi các triệu chứng đã qua đi. Đối với viêm tiết niệu do nhiễm trùng liên quan đến quan hệ tình dục, cần phải điều trị dự phòng bằng cách sử dụng một liều kháng sinh sau mỗi lần quan hệ tình dục.

Đối với những bệnh nhân mắc nhiễm trùng đường tiết niệu nặng, bác sĩ sẽ khuyến nghị nên nhập viện để điều trị và sử dụng kháng qua đường tĩnh mạch. Nếu bệnh thường xuyên tái phát (trên 2 lần/tháng) cần tuân thủ sử dụng kháng sinh dự phòng theo chỉ định của bác sĩ trong một khoảng thời gian dài. Hoặc áp dụng phương pháp sử dụng ngắt quãng (uống 1 tuần, nghỉ 1 tuần, sau đó lặp lại), uống trước hoặc sau quan hệ tình dục. 

Ngoài ra, trong trường hợp tái phát viêm bàng quang, việc sử dụng vắc xin (chiết xuất từ E. Coli) có thể được áp dụng: uống 1 viên/ngày trong 3 tháng. Sau đó mỗi 3 tháng uống lại trong vòng 30 ngày mỗi năm. Phương pháp này đã được chứng minh giúp giảm rõ rệt số lần tái phát và mức độ nghiêm trọng của mỗi cơn viêm bàng quang. 

Kết hợp điều trị tại nhà

Ngoài kháng sinh theo đơn bác sĩ, bệnh nhân có thể kết hợp thêm một số bài thuốc dân gian chữa viêm đường tiết niệu tại nhà. 

  • Sử dụng tỏi: Cắt lát mỏng các tép tỏi và để chúng nằm ngoài không khí khoảng 1 phút để tạo ra chất chống ung thư. Tiếp theo, ăn trực tiếp 3 – 4 tép tỏi sống mỗi ngày liên tục trong 4 – 5 ngày.
  • Giấm táo: Hòa tan 1 muỗng giấm táo với 2 muỗng mật ong với nước ấm. Hãy duy trì việc uống 1 cốc mỗi ngày.
  • Nha đam: Chỉ sử dụng lớp thịt màu trắng bên trong lá nha đam để lấy nước uống 2 lần mỗi ngày. Tuy nhiên, phụ nữ đang cho con bú và trẻ em dưới 12 tuổi nên tránh áp dụng phương pháp này.
  • Rau mùi tây: Rửa sạch rau mùi tây và đun cùng nước lọc cho đến khi sôi. Uống hàng ngày sau khi nguội. Tuy nhiên, người mắc bệnh về dạ dày nên tránh sử dụng cách này.
  • Rau diếp cá: Ăn trực tiếp hoặc nghiền nhuyễn để lấy nước uống.
  • Nước râu ngô và bông mã đề đun sôi uống hàng ngày cũng giúp ngăn chặn nguy cơ tái phát bệnh.

Lưu ý, người bệnh tuyệt đối không nên tự ý tự điều trị hoặc sử dụng lại các loại thuốc còn dư từ lần điều trị trước. Việc sử dụng kháng sinh không kiểm soát có thể dẫn đến vi khuẩn kháng thuốc và không đạt được hiệu quả điều trị như mong đợi.

Dùng sóng ngắn trị liệu chữa viêm đường tiết niệu ở nữ

Phương pháp trị liệu ST là viết tắt của “Shortwave Therapy” – “sóng ngắn trị liệu”. Đây là phương pháp điều trị tiên tiến, hiệu quả bậc nhất hiện nay.

Phương pháp cho phép áp dụng bước sóng ngắn trực tiếp vào các tổ chức bị viêm nhiễm trong đường tiết niệu (như niệu đạo, bàng quang…). Các mạch máu tại các vùng bị viêm sẽ được kích thích để nở rộng, giúp cải thiện tuần hoàn máu. Viêm nhiễm được loại bỏ hoàn toàn, thức đẩy quá trình lành viêm. Hiệu quả giảm viêm, kháng khuẩn rõ rệt.

Ưu điểm nổi bật của kỹ thuật ST trong điều trị viêm đường tiết niệu ở nữ và nam gồm:

  • Giảm triệu chứng rối loạn tiểu tiện, giảm đau và khó chịu khi đi tiểu.
  • Tiêu viêm hiệu quả,  tăng cường bạch cầu đến vùng viêm và cải thiện di chuyển và chức năng của các tế bào miễn dịch.
  • Tăng cường lưu thông máu, giãn mạch máu và cải thiện tuần hoàn máu, hỗ trợ khắc phục các triệu chứng viêm nhiễm ở đường tiết niệu.
  • Không phẫu thuật, không tác dụng phụ, thời gian hồi phục nhanh, không biến chứng, tỉ lệ tái phát thấp.

Tạm kết

Viêm đường tiết niệu ở nữ giới hoàn toàn có thể điều trị khỏi hoàn toàn. Tỉ lệ tái phát mặc dù cao hay thấp phụ thuộc vào việc bệnh nhân có tuân thủ chỉ định của bác sĩ không? Đây là bệnh lý phổ biến, đơn giản nhưng nếu không điều trị sớm có thể gây ra nhiều phiền toái không đáng có cho cuộc sống nữ giới.

Lâu dần khiến chị em tự ti, stress. Biến chứng viêm đường tiết niệu ở nữ gây tắc vòi trứng – nguyên nhân vô sinh hàng đầu. Tệ hơn, bệnh chuyển sang mạn tính rất dễ gây nhiễm trùng huyết, suy thận, thậm chí tử vong. Vì vậy, khi có những dấu hiệu bất thường, người bệnh nên sớm đặt lịch hẹn với các chuyên gia có kinh nghiệm để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Nếu còn bất kỳ băn khoăn hay lo lắng nào bạn có thể liên hệ trực tiếp với bác sĩ  tại Trung tâm Tiết niệu Thận học, Khoa Nam học – Tiết niệu hệ thống Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Hà Nội qua các cách sau đây:

  • Gọi tổng đài  0584591860 hoặc 0969668152 để đăng ký lịch hẹn khám bệnh riêng với chuyên gia, thông qua nhân viên chăm sóc khách hàng.
  • Đăng ký hẹn khám bệnh với bất kỳ bác sĩ nào mà mình tin tưởng tại đường link: https://bacsygioi.com/ khi đặt khám trên đây bạn sẽ được hưởng ưu đãi

Địa chỉ: Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội, số 152 Xã Đàn, Đống Đa, Hà Nội

 

[addtoany]

admin

Chuyên viên tư vấn, chia sẻ những kiến thức về sức khỏe sinh sản, các bệnh nam - phụ khoa, bệnh xã hội, chế độ dinh dưỡng cho bà bầu. Đồng thời là kiểm soát viên nội dung trên trang web: Mrthaythuoc.com

Bình luận của bạn