Mang thai là khoảng thời gian chị em cần có chế độ ăn uống khắt khe để đảm bảo sức khỏe mẹ và sự phát triển của thai nhi, nhất là 3 tháng đầu của thai kỳ. Khi mang thai thì không phải món ăn nào bà bầu cũng có thể ăn được. Và nhiều người vì lỡ mang thai ngoài ý muốn, thay vì đến cơ sở y tế uy tín đã lựa chọn cách phá thai tự nhiên tại nhà bằng rau củ. Vậy ăn gì dễ sảy thai nhất? Có an toàn và hiệu quả không? Là câu hỏi của nhiều chị em, hãy tham khảo bài chia sẻ dưới đây để xem bác sĩ chuyên khoa nói gì nhé
Dưới đây là những thực phẩm bà bầu không nên ăn:
Thông tin nổi bật
10 dấu hiệu sảy thai sớm nhất bạn cần lưu ý
Trong thời gian mang thai, nhất là 3 tháng đầu, chị em ăn đu đủ xanh hoặc chín có nguy cơ sảy thai rất cao. Vì trong đu đủ chứa nhiều enzymes và mủ gây co thắt tử cung, từ đó dẫn đến sảy thai. Chính vì vậy, khi mang thai, bà bầu tuyệt đối ăn đu đủ, đặc biệt là đu đủ xanh nhé.
Nhiều bà bầu có kinh nghiệm uống nước ép dứa cho dễ sinh nở, đồng thời, dứa cũng là thực phẩm dễ gây sảy thai. Trong dứa chứa bromelain có tác dụng làm mềm, co thắt tử cung, tạo ra chất sảy thai. Do đó,3 tháng đầu, mẹ bầu tuyệt đối không uống nước ép dứa, sau đó bạn có thể ăn một lượng nhỏ dứa, nhưng không được ăn nhiều đâu nhé.
Nhãn, vải là loại quả có tính nóng, không phù hợp với các bà bầu. Mẹ bầu ăn nhãn, vải sẽ gây “nóng trong người”, từ đó gây nguy hiểm đến tình trạng động thai, chảy máu, đau tức bụng dưới, nguy cơ sảy thai cao.
Rau ngót là loại rau chứa nhiều chất papaverin (thường có trong cây thuốc phiện) có thể gây giãn cơ trơn mạch máu, tuy nhiên, đối với bà bầu sẽ gây co thắt tử cung, từ đó dẫn đến sảy thai.
Đối với phụ nữ mang thai, cà phê không phải là thức uống phù hợp, vì hàm lượng caffeine sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người mẹ và sự phát triển của thai nhi. Cà phê là một trong những tác nhân gây sảy thai, do đó, trong thời gian mang thai, mẹ bầu cần tránh xa cà phê và thức uống có caffeine.
Măng tươi có hàm lượng cyanide rất cao. Khi bà bầu ăn măng tươi, dưới tác động của enzym tiêu hóa, cyanide sẽ biến thành acid cyanhydric, là chất cực độc, gây thiếu oxy tế bào và toan chuyển hóa nặng, từ đó gây nguy hiểm mẹ và bé.
Khoai tây nảy mầm gây nguy hiểm với tất cả mọi người, không riêng gì bà bầu. Chất solanin có trong khoai tây sẽ tác động xấu đến sự phát triển của bào thai, gây nguy cơ sảy thai cao.
Theo một nghiên cứu, phụ nữ mang thai uống nhiều bia rượu có nguy cơ sảy thai cao gấp 2-3 lần so với bình thường, gây khuyết tật thai nhi, con chậm phát triển.
Gan lấy từ động vật chứa nhiều hàm lượng vitamin A và cholesterol, sẽ ảnh hưởng đến thai nhi, thậm chí gây sảy thai. Lòng cũng là bộ phận nội tạng nên cẩn trọng khi ăn, dù bất kể người bình thường hay bà bầu ăn đều có nguy cơ bị nhiễm ký sinh trùng đường ruột…
Lưu ý: Những thông tin chia sẻ ở trên chỉ mang tính chất tham khảo, tìm hiểu thông tin. Chúng tôi không khuyến khích chị em áp dụng những cách phá thai trên. Bởi tất cả chỉ là những kinh nghiệm dân gian và chưa có sự kiểm chứng của y khoa. Nếu tự ý áp dụng có thể gây băng huyết, sót thai, thai chết lưu,..
Rất nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng của bạn. Chính vì vậy hãy thận trọng với quyết định của mình
Khi bị sảy thai, chị em thường đối mặt nguy cơ thiếu sắt. Từ đó dẫn đến hiện tượng mệt mỏi, chóng mặt. Lúc này, các bạn cần bổ sung sắt để nhanh chóng phục hồi sức khỏe. Hãy cung cấp các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt cừu, thịt lợn để tăng chất sắt cho cơ thể. Đồng thời, súp lơ, chuối, ngũ cốc cũng là nhóm thực phẩm giàu sắt.
Thực phẩm giàu canxi
Khi mang thai khiến nguồn canxi sụt giảm, do đó, khi sảy thai, chị em cần nhanh chóng bổ sung dưỡng chất này. Sữa và sản phẩm từ sữa là nguồn cung cấp canxi tốt nhất, ngoài ra chị em bổ sung cải chíp, chuối, súp lơ cũng là những thực phẩm giàu canxi.
Phụ nữ sảy thai nên ăn gì? Ngoài thực phẩm giàu sắt, canxi, chị em nên bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin C. Các loại trái cây như đu đủ, dâu, bưởi, cam…sẽ là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào, dễ sử dụng.
Bổ sung thực phẩm giàu magie vào thực đơn hàng ngày sẽ giúp chị em sau sảy thai phục hồi sức khỏe nhanh chóng. Chị em nên ăn gạo, lúa mỳ, bí đao, dưa hậu, cải xoắn…
Phụ nữ sau khi bị sảy thai, cần bổ sung nhiều axit folic, sẽ giúp phục hồi thể chất và tạo điều kiện giúp cơ thể chuẩn bị cho lần mang thai tiếp theo. Nhiều nghiên cứu cho thấy, thiếu folate là nguyên nhân gây sảy thai hàng đầu, do đó, hãy bổ sung trứng, măng tây, cam quýt…sẽ hạn chế nguy cơ sảy thai.
Tham khảo: Sảy thai bao lâu thì quan hệ được?
– Chị em nên kiêng café, vì đây là đồ uống hoàn toàn không tốt khi mang thai, sảy thai và sau sinh. Caffeine trong café có thể gây co bóp tử cung, kích thích tử cung. Từ đó tăng nguy cơ sảy thai, đau đớn hậu sảy thai.
– Sữa đậu nành là sản phẩm không nên dùng sau khi sảy thai. Vì đậu nành có thể làm cản trở quá trình hấp thu sắt, dưỡng chất tạo máu quan trọng cho mẹ sau sảy thai.
– Phụ nữ sảy thai nên kiêng gì? Thức ăn nhanh, thức ăn đóng hộp, chế biến sẵn là những loại thực phẩm không nên sử dụng. Khoai tây chiên, burger, thịt nướng…chỉ giàu năng lượng, làm trầm trọng tình trạng suy nhược tinh thần của phụ nữ sau sảy thai.
– Chị em sau sảy thai nên tránh các loại gạo, mỳ ăn liền, bánh quy mặn…Vì những thực phẩm này có thể biến đổi lượng đường huyết trong máu.
– Tuyệt đối không ăn thức ăn để lạnh, vì cơ thể sau sảy thai cần được giữ ấm cho đến khi phục hồi hoàn toàn. Đồng thời, tránh xa thực phẩm sống như thịt sống, hải sản, phô mai, sữa không tiệt trùng…Để ngăn ngừa sự tấn công của vi khuẩn lúc cơ thể chị em sau sảy thai còn yếu.
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lý, chị em cần nghỉ ngơi, sinh hoạt lành mạnh. Tuyệt đối tránh xa thuốc lá, chất kích thích và nên thoải mái tâm lý.
Lưu ý: Nên nghỉ ngơi 3-6 tháng, chị em mới nên mang thai lại. Không nên mang thai quá sớm, vì lúc này tử cung hoạt động chưa thực sự ổn định, chị em sẽ đối mặt nguy cơ sảy thai nhiều lần.
Trên là những món ăn mà mẹ bầu cần tránh xa để hạn chế nguy cơ sảy thai, nhất là những tháng giai đoạn đầu thai kỳ nhé. Bên cạnh việc kiêng cữ chị em cũng nên tìm hiểu thêm một số thực phẩm dưỡng thai tốt nhất cho bà bầu nhé
Chúc các bạn sức khỏe!
[addtoany]