• Địa chỉ
  • 131 Âu Cơ, Phường 13, Tân Bình, Hồ Chí Minh, Việt Nam
  • Thời gian làm việc
  • Tất cả các ngày trong tuần

Sẩy thai: Dấu hiệu, nguyên nhân, cách phòng tránh

Sẩy thai: Dấu hiệu, nguyên nhân, cách phòng tránh

Sẩy thai là điều không người mẹ nào mong muốn xảy ra với mình. Tuy nhiên một số trường hợp chị em vẫn bị sẩy thai trong khoảng 3 tháng đầu của thai kỳ. Với những dấu hiệu sảy thai theo từng tuần dưới đây sẽ giúp bạn xử lý kịp thời và một số lưu ý phòng ngừa tốt.

Sẩy thai là hiện tượng thai nhi bị đẩy ra ngoài tử cung. Đây quả thực là cú sốc đối với nhiều người, rất nhiều cặp vợ chồng rơi vào tình trạng trầm cảm, tức giận cãi nhau, đổ lỗi cho nhau,… Vậy nguyên nhân do đâu, làm sao để biết mình có những dấu hiệu sảy thai để biết cách xử lý kịp thời. Hãy tham khảo bài viết này nhé

dau hieu say thai, nguyen nhan va cach phong tranh

Điểm mặt 6 nguyên nhân gây sẩy thai

Đa phần những trường hợp sẩy thai đều rơi vào từ 1 đến 13 tuần đầu tiên của thai kỳ. Một số trường hợp do sức khỏe người mẹ yếu có thể xảy ra ở tuần thứ 14 – 27 tuần. Nguyên nhân gây ra tình trạng bất thường này có thể là do:

Nhiễm sắc thể có vấn đề

Hiện nay có tới 70% chị em bị sẩy thai trong 3 tháng đầu là do nhiễm sắc thể hình thành từ quá trình thụ tinh giữa trứng và tinh trùng gặp vấn đề. Đó có thể là do thừa hoặc thiếu nhiễm sắc thể, khi gặp phải tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến quá trình phát triển bình thường của thai nhi mà chị em còn phải đối mặt với nguy cơ sẩy thai.

Nhau thai không ổn định

Nhau thai là một thứ vô cùng quan trọng không chỉ giúp bào thai liên kết với cơ thể của người mẹ, mà nó còn là thứ duy nhất vận chuyển các chất dinh dưỡng nuôi bào thai phát triển. Chính vì vậy khi nhau thai không ổn định hay gặp một số vấn đề bất thường thì khả năng bào thai không được cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết là điều hiển nhiên, đồng thời khả năng sẩy thai là rất cao.

Rối loạn hormone và hệ miễn dịch

Các loại hormone giữ vai trò cực kỳ quan trọng trong khi các mẹ bầu mang thai để hỗ trợ nhau thai bám vào thành tử cung, hỗ trợ đưa máu đến nuôi thai nhi, giúp thai nhi hấp thu tốt hơn,… Vậy nên nếu cơ thể mẹ không có đủ hormone thì khả năng nhau thai bị bong ra và sẩy thai là rất lớn.

Mẹ gặp vấn đề về sức khỏe

Trong thời gian mang thai, cơ thể sức khỏe của người mẹ ảnh hưởng nhiều đến thai nhi. Nếu mẹ mắc các bệnh huyết áp, tim mạch hay các bệnh về tuyến giáp thì cũng có thể phải đối mặt với nguy cơ sảy thai cao.

Ngộ độc thực phẩm

Nếu trong thời kỳ đầu mang thai mà mẹ bầu bị ngộ độc thực phẩm có thể khiến các vi khuẩn độc hại xâm nhập vào trong cơ thể làm ảnh hưởng đến bào thai. Đây cũng là một nguyên nhân có thể khiến sản phụ bị sẩy thai.

Tử cung có vấn đề

Các bệnh lý về tử cung như có vách ngăn trong thành tử cung, u sơ tử cung hay hở eo cổ tử cung cũng có thể là nguyên nhân gây nguy hiểm đến thai nhi khiến cơ thể khó có thể giữ được bào thai phát triển tự nhiên.

Dấu hiệu sẩy thai theo từng tuần

Từ tuần 1 – tuần 6

Đây là khoảng thời gian nguy hiểm nhất bởi chị em có khả năng chưa biết mình đang mang thai và khó có thể chăm sóc bản thân tốt nhất. Khi bị sẩy thai trong giai đoạn này bạn cảm thấy đau đớn và cơ thể nặng nề rất có thể sẽ bị nhầm với hiện tượng kinh nguyệt đến trễ

Từ tuần 6 – tuần 12

Biểu hiện sảy thai trong thời kỳ này là ra máu nhiều, chuột rút và lượng máu chảy ra ở âm đạo nhiều hơn bình thường.

Từ tuần 12 –  tuần 20

Đây là giai đoạn phôi thai hình thành và bắt đầu phát triển nên nếu bị sảy thai, cơn đau của bạn sẽ rất dữ dội như cơn đau lúc sinh nở. Nhiều người có thể bị vỡ ối và tưởng đây là sinh non nhưng thực chất đây là biểu hiện của sảy thai.

Nên làm gì khi bị sẩy thai

Khi bị xảy thai, âm đạo sẽ ra rất nhiều máu, và các cơn đau bắt đầu kéo dài liên tục. Lúc này ngay lập tức cần đến bệnh viện để thăm khám và điều trị tránh để ảnh hưởng đến tử cung và khiến cơ thể mắc nhiều bệnh nguy hiểm.

Khi bị sẩy thai, trong thời gian này mẹ bầu rất cần sự quan tâm chăm sóc của gia đình, người chồng nhiều hơn bởi đây là khoảng thời gian mẹ bị tổn thương cả tinh thần và thể chất. Sau khi bị sẩy thai, thì thai phụ cũng cần phải gặp bác sĩ để được tư vấn tâm lý, một số lưu ý để cơ thể nhanh chóng phục hồi và một số biện pháp tránh sẩy thai lần sau.

Sẩy thai tự  nhiên bao lâu thì quan hệ được?

Đây là vấn đề được chị em quan tâm khá nhiều, theo chia sẻ của bác sĩ chuyên khoa phụ sản cho biết: Thời điểm quan hệ trở lại sau khi sẩy thai tùy thuộc vào thể trạng của mỗi người cả về tinh thần, tâm lý lẫn sức khỏe chính họ.

Tuy nhiên bác sĩ thường khuyến cao: Chị em nên kiêng quan hệ tình dục cho tới khi tình trạng ra máu âm đạo chấm dứt và cơ thể cảm thấy khỏe, ít nhất 1 kỳ kinh nguyệt, tức là sau 1 tháng. Bởi vì sau khi sẩy thai tử cung của người mẹ cần thời gian hồi phục và tránh bị viêm nhiễm

Biện pháp phòng tránh sẩy thai hiệu quả

Điều tiết cuộc sống

Sinh hoạt hàng ngày của chị em ảnh hưởng khá nhiều đến sự phát triển của thai nhi. Vì vậy để giữ cho thai nhi phát triển ổn định tránh gặp phải tình trạng sẩy thai thì thai phụ cần phải lưu ý một số điều sau:

  • Tránh sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia, đồ có ga, cafe
  • Tập thể dục vừa phải để giữ sức khỏe vừa an toàn cho thai nhi
  • Thư giãn và cố gắng giảm stress cho cơ thể, có chế độ ngủ phù hợp
  • Ăn uống đủ chất và tạo thói quen bổ sung đạm cũng như các loại vitamin cho cơ thể.

Thuốc

Thời gian mang thai là khoảng thời gian cơ thể người mẹ nhạy cảm với bất cứ loại thuốc nào, bất kỳ loại thuốc nào cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Vì vậy chị em nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng thuốc

 Độ tuổi mang thai

Đổ tuổi của người mẹ khi mang thai cũng ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của thai nhi. Chị em khoảng 30 tuổi là khoảng thời gian ít xảy ra sự cố nhất, đối với chị em lớn hơn 45 tuổi thì khả năng sẩy thai khoảng 50%

Hi vọng qua những thông tin chia sẻ của chúng tôi trong chuyên mục Nhật Ký Sức Khỏe Bà Bầu sẽ giúp bạn và gia đình bạn hiểu rõ về hiện tượng sẩy thai, biết cách phòng tránh và xử lý kịp thời khi không may xảy ra. Đừng quên thường xuyên truy cập trang web của chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức, chăm sóc sức khỏe mẹ và bé nhé !

Chúc bạn luôn khỏe mạnh.

[addtoany]

Bs. Sơn Tùng

Tốt nghiệp Đại học y Hà Nội, hiện nay đang làm việc tại Bệnh Viện Trung Ương Thái Nguyên

Bình luận của bạn