• Địa chỉ
  • 131 Âu Cơ, Phường 13, Tân Bình, Hồ Chí Minh, Việt Nam
  • Thời gian làm việc
  • Tất cả các ngày trong tuần

Triệu chứng thiếu hụt vitamin K, cảnh báo bệnh gì, giải pháp

Triệu chứng thiếu hụt vitamin K, cảnh báo bệnh gì, giải pháp

trieu chung bi thieu hut vitamin k

Vitamin K đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của xương, giảm các bệnh tim mạch, hữu ích trong quá trình đông máu. Chắc hẳn các bạn muốn biết việc thiếu hút vitamin K sẽ gây ra các triệu chứng gì, đây là dấu hiệu cảnh báo bệnh gì và làm cách nào khắc phục nó.

Chắc hẳn các bạn đã từng nghe, từng nói nhiều về  các loại vitamin A, B, C, D, E,…Nhưng đã từng nghe tới vitamin K chưa hay đã bỏ quên? Cũng giống như các loại vitamin khác, vitamin K đóng vai trò quan trọng. Mời các bạn theo dõi Nhật ký sức khỏe để hiểu rõ hơn về tình trạng thiếu hụt vitamin K nhé.

Những triệu chứng khi bị thiếu hụt vitamin K

Vitamin K đóng vai trò quan trọng trong việc đông máu, ngăn ngừa chảy máu trong và ngoài. Vitamin K có 2 loại là K1 và K2. Vitamin K1 được tìm thấy trong rau xanh như rau cải xoăn, cải bó xôi; còn vitamin K2 thì có trong đường ruột.

Lượng vitamin K mà cơ thể có được là do vi khuẩn trong đường tiêu hóa tổng hợp và được cung cấp từ thức ăn mà chúng ta ăn hàng ngày. Vì vậy, hàm lượng vitamin K trong cơ thể phụ thuộc nhiều vào sự hoạt động của hệ thống hệ tiêu hóa mỗi người.

Các triệu chứng thiếu hụt vitamin K có thể dễ dàng nhận biết như:

  • Dễ bầm tím
  • Quá trình máu đông gặp vấn đề nên dễ chảy máu mũi, chảy máu dạ dày, máu kinh ra nhiều.
  • Nước tiểu có lẫn máu.
  • Khi thiếu vitamin K, chúng ta dễ mắc các bệnh khác như viêm ruột mạn tính, bệnh còi xương, loãng xương, bệnh về gan, mật.

Theo khuyến cáo của bác sĩ, khi trẻ vừa sinh ra, mũi tiêm vitamin K cũng là mũi tiêm đầu tiên, vì thời điểm này trẻ chưa tự sản sinh được vi khuẩn ruột để hình thành vitamin K.

Cảnh báo bệnh nguy hiểm do bị thiếu hụt vitamin K

Khi bị thiếu hụt vitamin K, cơ thể rơi vào trạng thái khẩn cấp. Các cơ quan trong cơ thể sẽ hoạt động chậm lại, xuất hiện tình trạng yếu xương, phát triển ung thư và các vấn đề tim mạch.

Khi bị thiếu hụt vitamin K, các bạn sẽ gặp vấn đề dưới đây:

– Ung thư: Vitamin K có thể chống lại ung thư. Do đó, thiếu vitamin K có thể khiến chúng ta nguy cơ cao mắc các bệnh ung thư như ung thư phổi, ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt…Theo một nghiên cứu, nam giới thiếu vitamin K có tỉ lệ mắc ung thư tuyến tiền liệt cao hơn so với bình thường.

– Bệnh tim mạch: Gần 60% bệnh nhân tử vong tim ngừng đập do thiếu vitamin K2, điều này cho thấy đây là loại vitamin rất quan trọng cho sự sống con người. Thiếu hụt vitamin K sẽ khiến bạn có nguy cơ cao mắc các bệnh tim mạch, đột qụy.

– Loãng xương: Vitamin K còn giúp bổ sung chất vôi hóa và chuyển hóa xương. Vì vậy, những người thiếu hụt vitamin K thường dễ bị loãng xương, sau tuổi 40 thì xương bắt đầu thoái hóa.

– Máu không đông, chảy máu nhiều: Vitamin K giữ vai trò ngăn ngừa chảy máu trong và ngoài. Khi cơ thể thiếu vitamin K thì dù vết thương nhỏ cũng sẽ gây chảy máu liên tục do quá trình đông máu gặp vấn đề.

– Lão hóa nhanh: Mặc dù vitamin K không phải yếu tố gây nếp nhăn, nhưng thiếu chúng sẽ khiến cơ xương yếu, mắc bệnh tim mạch nên cơ thể sẽ già hơn so với tuổi.

– Khuyết tật: Trẻ sơ sinh thiếu vitamin K dễ mắc các dị tật ở xương, tay chân, khả năng học tập kém….Do vậy, việc bổ sung các loại vitamin, trong đó có vitamin K cần được cha mẹ chú ý.

Cách khắc phục, bổ sung vitamin K

Nhiều nghiên cứu cho thấy, vitamin K có thể giúp phòng ngừa ung thư, tăng cường khả năng khỏe mạnh của các khối xương, hạn chế bệnh tim mạch, tiểu đường. Vitamin K  cũng đóng vai trò quan trọng trong duy trì bài tiết, sử dụng insulin và giảm 20% nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2.

Vitamin K có nhiều trong các loại rau xanh như cải bắp, cải xoăn, súp lơ…chiếm 90% lượng vitamin K cơ thể hấp thu. Do đó, các bạn cần có chế độ dinh dưỡng nhiều rau xanh. Đồng thời, vitamin K còn có trong thịt, phomat, trứng…

Hiện nay, các bạn sử dụng thuốc vitamin dạng uống, dạng tiêm, có thể kèm hoặc không kèm thức ăn. Liều dùng cần tuân thủ nghiêm túc chỉ định của bác sĩ để đảm bảo cung cấp đủ lượng vitamin K cần thiết, không quá thừa có thể gây một số tác dụng phụ nữ chán ăn, giảm vận động, khó thở…

Đối với phụ nữ đang mang thai và cho con bú, thì nên tránh bổ sung vitamin K qua thực phẩm chức năng liều cao hơn nhu cầu khuyến nghị (150mcg/ngày). Trường hợp người có tiền sử đột quỵ, tim ngừng đập hoặc dễ đông máu thì nên cẩn trọng hỏi ý kiến bác sĩ mà không nên uống bổ sung vitamin K.

[addtoany]

phantrongtue

Bác sĩ đa khoa Phan Trọng Tuệ – Chuyên khoa nhi: chăm sóc, chuyên gia dinh dưỡng, khám và điều trị bệnh cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và thiếu niên. Hiện bác sĩ đang công tác tại Bệnh viện Việt Đức đồng thời là kiểm soát nội dung trên Mrthaythuoc.com

Bình luận của bạn