• Địa chỉ
  • 131 Âu Cơ, Phường 13, Tân Bình, Hồ Chí Minh, Việt Nam
  • Thời gian làm việc
  • Tất cả các ngày trong tuần

Đặt vòng tránh thai là như thế nào?

Đặt vòng tránh thai là như thế nào?

Đặt vòng tránh là một trong những biện pháp ngừa thai được nhiều chị em sử dụng hiện nay. Mặc dù là phương pháp phổ biến nhưng đặt vòng tránh thai là như thế nào thì không phải ai cũng biết. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin tổng hợp xung quanh vấn đề này. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu.

Vòng tránh thai là gì?

Vòng tránh thai là dụng cụ có chất liệu bằng đồng hoặc bằng nhựa được đưa vào tử cung nữ giới để tránh thai. Cơ chế hoạt động của dụng cụ này chính là tạo phản ứng viêm ở niêm mạc tử cung. Đồng thời, thay đổi cấu trúc sinh hóa của tế bào nội mạc, ngăn không cho trứng thụ tinh và làm tổ trong tử cung.

dat vong tranh thai

Hiện nay, vòng tránh thai có 2 loại là vòng tránh thai bằng đồng và vòng tránh thai chứa nội tiết.

  • Vòng tránh thai đồng: Vòng tránh thai này giúp ngừa thai nhờ các ion đồng gây hạn chế sự vận động của tinh trùng. Nhờ đó mà tinh trùng không thể di chuyển đến trứng để thụ tinh.
  • Vòng tránh thai nội tiết: Vòng có tác dụng thay đổi hàm lượng Estrogen, đồng tiết chất nhầy tại cổ tử cung. Từ đó, tinh trùng không thể sống sót và di chuyển vào bên trong để thụ tinh.

Ưu, nhược điểm của vòng tránh thai

Trước khi quyết định có nên đặt vòng tránh thai hay không, chị em cần nắm rõ những ưu, nhược điểm của phương pháp này. Từ đó, xem xét có phù hợp với bản thân hay không rồi mới tiến hành đặt vòng.

Dưới đây là một số ưu, nhược điểm của phương pháp đặt vòng.

Ưu điểm của vòng tránh thai nội tiết

  • Đặt vòng tránh thai có hiệu quả ngừa thai đến 95% và có thể kéo dài đến 5 năm. Giúp chị em tiết kiệm chi phí hơn so với những phương pháp ngừa thai khác.
  • Sử dụng vòng tránh thai không ảnh hưởng đến chuyện vợ chồng, không làm giảm ham muốn.
  • Nếu sử dụng vòng tránh thai chị em không cần dùng đến các giải pháp ngùa thai nào khác để hỗ trợ.
  • Thủ thuật thực hiện đơn giản, nhanh chóng, sau khi tháo vòng có thể thụ thai bình thường.
  • Chị em sau sinh và cho con bú có thể đặt vòng tránh thai.

Nhược điểm của vòng tránh thai

  • Đặt vòng tránh thai có thể khiến kinh nguyệt không đều, lượng máu kinh và ngày hành kinh kéo dài. Đồng thời, chị em có thể gặp tình trạng đau bụng kinh trong những ngày đèn đỏ.
  • Thủ thuật nếu thực hiện tại cơ sở kém chất lượng có thể gây thủng mô tử cung và gây nhiều biến chứng khác. Đặc biệt một số trường hợp tay nghề kém đặt vòng bị lệch khiến chị em có nguy cơ viêm lộ tuyến cổ tử cung.
  • Khí hư ra nhiều, tạo điều kiện cho vi khuẩn nhâm nhập gây viêm nhiễm.
  • Vòng tránh thai có thể khiến chị em bị rối loạn nội tiết tố dẫn đến hiện tượng mụn nhọt, đau đầu, buồn nôn…
  • Một số trường hợp sử dụng vòng tránh thai vẫn có thể mang thai ngoài ý muốn. Thậm chí, nhiều trường hợp còn mang thai ngoài tử cung.

Thời điểm thích hợp đặt vòng tránh thai

  • Thời điểm tốt nhất để đặt vòng là ngày đầu tiên sau khi kết thúc thời kỳ nguyệt san và chưa giao hợp. Lúc này, cổ tử cung của nữ giới vẫn còn hé mở, nên thủ thuật sẽ diễn ra dễ dàng và ít đau hơn.
  • Với những chị em mới lập gia đình và chưa sinh con, các bác sỹ khuyên không nên áp dụng phương pháp này.
  • Trường hợp sinh thường, nên đặt vòng sau khi có kinh. Với những người sinh mổ, thời điểm thích hợp đặt vòng là 3 tháng sau sinh. Bởi thời gian này tử cung đã lành, việc đặt vòng sẽ an toàn, hạn chế biến chứng.
  • Còn với những chị em mới nạo hút thai nên đợi đến lúc máu ra hết hoàn toàn mới thực hiện đặt vòng. Xem thêm: dấu hiệu sảy thai tự nhiên 

Đối tượng không nên đặt vòng tránh thai

Đặt vòng tránh thai là giải pháp ngừa thai lý tưởng cho nhiều chị em với hiệu quả lên đến 95%. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể thực hiện thủ thuật này. Theo đó, những đối tượng sau không nên đặt vòng tránh thai:

  • Chị em có cơ quan sinh dục bị nhiễm trùng sau khi thực hiện một số tiểu phẫu.
  • Nữ giới có thai hoặc nghi ngờ bản thân có thai.
  • Nữ giới mắc bệnh lý van tim, sa sinh dục, hoặc dị ứng với đồng.
  • Đối tượng mắc các bệnh xã hội, bệnh viêm nhiễm phụ khoa.
  • Chị em đã từng mang thai ngoài tử cung, hoặc nghi ngờ mắc một số bệnh lý ở đường sinh dục, dị tật ở tử cung.

Quy trình đặt vòng tránh thai

Như đã chia sẻ, quá trình đặt vòng tránh thai đơn giản, nhanh chóng. Trước khi đặt vòng, bạn sẽ được bác sĩ gây tê để hạn chế đau đớn trong quá trình làm thủ thuật.

Dưới đây là các bước thực hiện đặt vòng tránh thai:

  • Chị em sẽ được thăm khám để kiểm tra sức khỏe, cũng như xác định kích thước tử cung.
  • Nếu sức khỏe ổn định, đủ điều kiện để thực hiện, bác sỹ sẽ khử trùng mỏ vịt để mở âm đạo.
  • Tiếp đến, bác sĩ đưa dụng cụ tránh thai vào tử cung.
  • Kiểm tra vị trí của vòng tránh thai, sau đó vệ sinh vùng kín để tránh nhiễm khuẩn.

>>>> Tham khảo thêm: chảy máu sau khi đốt viêm lộ tuyến có nguy hiểm không?

Lưu ý sau khi đặt vòng tránh thai

Để giúp vòng tránh thai không bị lệch, cũng như hạn chế tác dụng phụ, sau khi đặt vòng chị em cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Sau khi đặt vòng chị em không đứng dậy và di chuyển ngay mà cần nghỉ ngơi khoảng 15 phút để vòng ổn định vị trí.
  • Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để giảm đau, kháng viêm.
  • 1 tuần sau khi đặt vòng chị em lưu ý hạn chế làm việc nặng nhọc, di chuyển ít. Đặc biệt kiêng quan hệ khoảng 3 tuần sau khi đặt vòng.
  • Chú ý vệ sinh vùng kín, không nên ngâm mình trong bồn tắm quá lâu để tránh vi khuẩn xâm nhập.
  • Tái khám đúng hẹn để bảo đảm vòng tránh thai không bị lệch, hoặc di chuyển đến các cơ quan khác.
  • Khi xuất hiện tác dụng phụ cần thăm khám để được bác sĩ kiểm tra và khắc phục kịp thời.

Trên đây là những thông tin về đặt vòng tránh thai là gì? Hy vọng bài viết sẽ mang đến những kiến thức hữu ích giúp chị em lựa chọn phương pháp ngừa thai phù hợp.

[addtoany]

phantrongtue

Bác sĩ đa khoa Phan Trọng Tuệ – Chuyên khoa nhi: chăm sóc, chuyên gia dinh dưỡng, khám và điều trị bệnh cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và thiếu niên. Hiện bác sĩ đang công tác tại Bệnh viện Việt Đức đồng thời là kiểm soát nội dung trên Mrthaythuoc.com

Bình luận của bạn