• Địa chỉ
  • 131 Âu Cơ, Phường 13, Tân Bình, Hồ Chí Minh, Việt Nam
  • Thời gian làm việc
  • Tất cả các ngày trong tuần

Viêm đường tiết niệu ở trẻ nguy hiểm ra sao? Bác sĩ giải đáp

Viêm đường tiết niệu ở trẻ nguy hiểm ra sao? Bác sĩ giải đáp

Theo thống kê, có khoảng 10% bé gái và 2% bé trai mắc bệnh viêm đường tiết niệu trước khi lên 5 tuổi. Mặc dù viêm đường tiết niệu không phải là một bệnh lý khó chữa, tuy nhiên, các dấu hiệu của bệnh ở trẻ không quá rõ ràng, tạo điều kiện cho bệnh phát triển. Để kịp thời phát hiện các dấu hiệu của bệnh, phòng ngừa biến chứng thận – viêm tiết niệu ở trẻ, bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây. 

Viêm đường tiết niệu ở trẻ là bệnh gì? 

viêm đường tiết niệu ở trẻ

Đường tiết niệu, còn gọi là đường tiểu là hệ thống các cơ quan có vai trò lọc và thải nước tiểu ra khỏi cơ thể. Các cơ quan này bao gồm:

  • Thận: lọc chất thải và nước thừa ra khỏi cơ thể để tạo thành nước tiểu
  • Niệu quản: bộ phận đẩy nước tiểu từ thận đến bàng quang 
  • Bàng Quang: giúp lưu trữ nước tiểu được lọc từ thận trước khi được thải ra ngoài
  • Niệu Đạo: Ống nối bàng quang với lỗ tiểu để di chuyển nước tiểu ra ngoài 

Viêm đường tiết niệu là khi vi khuẩn xâm nhập ngược vào trong đường tiết niệu và gây bệnh. Do cấu tạo niệu đạo của nữ giới ngắn hơn nam giới, vậy nên tỷ lệ trẻ nữ mắc bệnh cao hơn trẻ nam gấp 5 lần. 

Mặt khác, tùy thuộc vào cơ quan mà vi khuẩn gây bệnh mà viêm đường tiết niệu lại được chia thành các thể bệnh khác nhau. Ba thể bệnh viêm đường tiết niệu phổ biến ở trẻ là:

 

  • Nhiễm khuẩn niệu: là thể bệnh nhẹ nhất, do vi khuẩn có trong nước tiểu nhưng chưa gây viêm.
  • Viêm bàng quang: viêm tại khu vực bàng quang, thể bệnh này chưa đến mức nguy hiểm, chỉ cần điều trị kịp thời sẽ không gây hại gì đến sức khỏe của trẻ
  • Viêm thận: là thể bệnh được đánh giá là nặng nhất, do vị trí tác động là thận. Thể bệnh cần được điều trị càng sớm càng tốt, nếu không có thể gây suy thận, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ trong tương lai (thậm chí là tính mạng) 

 

Nguyên nhân gây bệnh 

Theo nghiên cứu y học, vi khuẩn E.coli (Escherichia coli) là thủ phạm chính gây bệnh (chiếm đến 90% tổng các tác nhân). Đây là loại vi khuẩn chủ yếu cư trú ở ruột và hậu môn của con người, thông qua các yếu tố khác nhau mà xâm nhập vào trong hệ tiết niệu gây bệnh. 

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm đường tiết niệu ở trẻ: 

  • Cha mẹ vệ sinh sai cách, dùng khăn lau từ sau ra trước (dễ khiến vi khuẩn từ hậu môn thâm nhập vào ống tiểu -> niệu đạo) 
  • Không thường xuyên thay tã. Phân, nước tiểu, vi khuẩn… trong tã có thể xâm nhập vào hệ tiết niệu và gây bệnh
  • Tắc nghẽn dòng nước tiểu tại một bộ phận nào đó trong hệ tiết niệu 
  • Trẻ bị suy giảm hệ miễn dịch (do chế độ dinh dưỡng không đảm bảo, sinh non, thời tiết khắc nghiệt, mắc các loại bệnh khác…) 

Dấu hiệu nhận biết bệnh ở trẻ

Dấu hiệu thường gặp của bệnh

Viêm đường tiết niệu ở trẻ là bệnh lý khó nhận biết, do các dấu hiệu của bệnh không rõ ràng và rất chung chung như: sốt cao, buồn nôn, mệt mỏi, lả người…  

Một số dấu hiệu điển hình của bệnh ở trẻ là:

  • Đau bụng dưới, đau lưng, hông 
  • Tần suất tiểu nhiều hơn bình thường
  • Đôi khi mất kiểm soát bàng quang, rò rỉ nước tiểu 
  • Nước tiểu có mùi hôi gay gắt
  • Có máu trong nước tiểu hoặc nước tiểu có màu hồng
  • Buồn nôn, sốt cao, bỏ ăn, bỏ bú… 

Mẹo nhận biết bệnh đường tiết niệu 

Do các dấu hiệu của bệnh không rõ ràng, rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác dẫn tới phụ huynh chủ quan, không đi thăm khám kịp thời. Do đó, một cách để nhận biết bệnh ở trẻ là khi trẻ ốm hoặc sốt nặng, cha mẹ hãy sờ hoặc ấn nhẹ vào bụng của trẻ. Khi này, nếu trẻ khóc to hơn thì đó là dấu hiệu cho thấy bệnh mà trẻ mắc phải có thể liên quan đến đường tiêu hóa hoặc tiết niệu, lúc này nên đưa đi khám để tìm ra nguyên nhân chính xác nhất. 

Nếu viêm đường tiết niệu thể viêm bàng quang thì các dấu hiệu sẽ rõ ràng hơn một chút, bao gồm tiểu khó, tiểu ngắt quãng, nước tiểu có mùi hôi gay gắt…

Mặc dù vậy, những mẹo phân biệt trên không hoàn toàn đúng trong nhiều trường hợp. Nếu trẻ sốt nhiều ngày mà không hạ, cha mẹ nên cân nhắc đưa trẻ đi khám để được chẩn đoán chính xác nhất. Trong thời gian này, phụ huynh nên quan sát các biểu hiện của trẻ. Những thông tin này sẽ giúp ích cho bác sĩ trong việc chẩn đoán chính xác bệnh. 

Những tác hại mà viêm đường tiết niệu có thể gây ra cho trẻ

Mức độ nguy hiểm của bệnh tùy thuộc vào thể bệnh. Tuy nhiên, việc chẩn đoán và điều trị bệnh từ sớm vẫn được các bác sĩ khuyến khích. Bởi nếu kéo dài, bệnh có thể tiến triển đến thận hoặc sâu hơn và gây ra các biến chứng nguy hiểm như: 

  • Áp xe thận
  • Suy giảm chức năng thận tạm thời hoặc vĩnh viễn
  • Thận ứ nước hoặc sưng thận 
  • Nhiễm trùng huyết dẫn đến suy nội tạng và tử vong.

Chẩn đoán viêm đường tiết niệu ở trẻ

Theo các chuyên gia tại đa khoa quốc tế Hà Nội, nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở trẻ nên được điều trị càng sớm càng tốt. Bởi trẻ nhỏ có sức khỏe yếu, dễ bị ảnh hưởng bởi các biến chứng của bệnh. 

Do đó, nếu nghi ngờ trẻ mắc bệnh, phụ huynh hãy đưa trẻ đi khám ngay để được chẩn đoán và điều trị chính xác nhất. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định lấy mẫu nước tiểu ở trẻ để tiến hành chẩn đoán chính xác nhất. Mẫu này sẽ được sử dụng để:

 

  • Phân tích nước tiểu: kiểm tra mẫu nước tiểu bằng que thử đặc biệt để tìm dấu hiệu nhiễm trùng hoặc sử dụng kính hiển vi để tìm vi khuẩn hoặc mủ trong mẫu nước tiểu.
  • Cấy nước tiểu: mẫu nước tiểu được kiểm tra trong phòng thí nghiệm để xác định loại vi khuẩn gây bệnh, lượng vi khuẩn tồn tại và kháng sinh thích hợp. 

 

Một số phương pháp khác cũng sẽ được chỉ định để tìm ra nguồn gốc gây bệnh, cũng như xác định xem trẻ có bị nhiễm trùng thận và tìm các dấu hiệu tổn thương thận: 

  • Siêu âm thận và bàng quang
  • Chụp X-quang-niệu đạo khi tiểu 
  • Xạ hình thận
  • Chụp cắt lớp vi tính
  • Chụp cộng hưởng từ

Dựa trên kết quả khám và xét nghiệm, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp, giúp việc điều trị phù hợp, hiệu quả. 

Điều trị viêm đường tiết niệu ở trẻ như thế nào

Điều trị bằng kháng sinh 

Thông thường, viêm đường tiết niệu ở trẻ sẽ được điều trị bằng thuốc và kháng sinh để ngăn ngừa tổn thương đến thận. Tùy theo loại vi khuẩn và mức độ bệnh mà các chuyên gia sẽ chỉ định loại kháng sinh và thời gian điều trị phù hợp. 

Phụ huynh không được tự ý mua thuốc kháng sinh hoặc điều trị không theo phác đồ của bác sĩ. Bởi:

  •  Mỗi trẻ sẽ dùng loại kháng sinh khác nhau: tùy từng tình trạng bệnh mà tác dụng của các loại thuốc sẽ khác nhau, thậm chí có thuốc chỉ được áp dụng với đối tượng nhất định (như Doxycycline chỉ dành cho trẻ > 8 tuổi). 
  • Dễ tái phát nếu không điều trị đúng cách: nếu không điều trị theo phác đồ (ngừng giữa chừng, dùng quá liều, dùng ít liều…) có thể dẫn đến bệnh không được điều trị triệt để và dễ tái phát. Nếu bệnh tái phát, trẻ sẽ phải dùng liều kháng sinh cao hơn để diệt khuẩn, gây mệt  mỏi cho cơ thể. 

Mặt khác, nếu tình trạng nhiễm trùng nặng thì phải nhập viện để truyền dịch hoặc kháng sinh qua đường tĩnh mạch. Các trường hợp mà trẻ cần nhập viện là:

  • Trẻ bị bệnh dưới 6 tháng tuổi 
  • Trẻ sốt cao mãi không hạ (dù đã thực hiện các biện pháp hạ sốt)
  • Có khả năng bị nhiễm trùng thận
  • Nhiễm trùng huyết (máu) 
  • Mất nước, nôn mửa hoặc không thể dùng thuốc

Các phương pháp khác

Đông y

Các phương thuốc Đông y có thể được sử dụng, ví dụ như nước thuốc Kim Ngân Hoa và Kim Tiền Thảo. Hai loại thảo dược này được chứng minh là có tác dụng lợi tiểu, diệt khuẩn mạnh, thanh nhiệt… Do đó là các dược liệu lý tưởng để điều trị viêm đường tiết niệu. 

Tuy nhiên, việc dùng thuốc ở trẻ nhỏ khác người lớn, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi. Nếu cứ dùng theo các mẹo hoặc nghĩ đơn giản là dùng với liều như người lớn có thể gây hại cho trẻ. Do đó bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng. 

Vật lý trị liệu 

Đây là một phương pháp hiện đại, giúp điều trị các bệnh viêm rất hiệu quả. Vật lý trị liệu giúp đẩy nhanh tác dụng của thuốc, tiêu viêm nhanh. Tuy nhiên, trẻ quá nhỏ thì bác sĩ có thể cân nhắc không sử dụng phương pháp này, bởi có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. 

Lời khuyên trong quá trình điều trị bệnh cho trẻ

Để giúp quá trình điều trị bệnh thuận lợi, trẻ khỏi bệnh nhanh chóng thì phụ huynh nên tuân theo các phương pháp sau đây: 

  • Tuân thủ đúng phác đồ điều trị mác bác sĩ chỉ định 
  • Theo dõi trẻ thường xuyên và báo cho bác sĩ khi có biểu hiện bất thường
  • Tái khám theo lịch hẹn 
  • Tăng cường bổ sung nước và thực phẩm giàu dinh dưỡng để giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, nhất là rau xanh và hoa quả. 

Các phương pháp phòng ngừa bệnh cho trẻ

Phụ huynh có thể áp dụng những cách sau nhằm tăng khả năng phòng ngừa bệnh ở trẻ: 

    • Hạn chế cho trẻ tắm bồn hoặc chậu, vì vi khuẩn và xà phòng có thể sẽ xâm nhập vào niệu đạo (đặc biệt là ở bé gái)
    • Tránh cho trẻ mặc quần áo và đồ lót bó. Đồ lót cũng cần được đảm bảo giặt sạch, phơi khô
    • Đảm bảo trẻ uống đủ nước hàng ngày theo công thức:
      • Trẻ dưới 6 tháng tuổi: không cần uống thêm nước, trẻ có thể bổ sung thông qua sữa mẹ

 

  • Trẻ 6 – 12 tháng tuổi: mỗi ngày trẻ cần đủ 100ml/kg cân nặng (kể cả sữa). Ví dụ, trẻ 9kg sẽ cần 900ml (nước + sữa), nếu trẻ uống 600ml sữa thì phụ huynh cần giúp trẻ bổ sung thêm 300ml nước nữa. 
  • Trẻ từ 1 – 10 tuổi: Lượng nước trẻ cần uống (ml) = 1.000(ml) + n x 50(ml) <Với n là số kilogam của trẻ trừ đi 10 đơn vị>. Ví dụ: trẻ nặng 13kg thì lượng nước mỗi ngày là 1.000 +(13-10)x50 = 1.150ml. Nếu trẻ uống 500ml sữa thì lượng nước phải bổ sung thêm là 650ml (1.150 – 500) 
  • Trẻ từ 10 tuổi trở lên: uống theo lượng nước của người trưởng thành

 

  • Tránh cho trẻ uống caffein vì có thể gây kích ứng bàng quang (bao gồm các sản phẩm như cà phê, nước ngọt có gas…) 
  • Thay tã thường xuyên cho trẻ nhỏ
  • Nếu trẻ đã lớn, có nhận thức thì phụ huynh hãy dạy cho trẻ cách vệ sinh vùng kín sạch sẽ. Đối với các bé gái, cần nhấn mạnh việc lau từ trước ra sau thay vì ngược lại
  • Khuyến khích trẻ vệ sinh khi buồn tiểu thay vì nhịn tiểu 

Thông qua bài viết này, phụ huynh đã biết thêm về bệnh viêm đường tiết niệu ở trẻ. Đây là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm cho trẻ nếu không được điều trị kịp thời và triệt để. Nếu có thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm, phụ huynh có thể bấm vào [Tư vấn trực tuyến] để được các bác sĩ chuyên khoa tại phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Hà Nội lắng nghe và hỗ trợ tận tình. 

Nếu còn bất kỳ băn khoăn hay lo lắng nào bạn có thể liên hệ trực tiếp với bác sĩ  tại Trung tâm Tiết niệu Thận học, Khoa Nam học – Tiết niệu hệ thống Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Hà Nội qua các cách sau đây:

  • Gọi tổng đài  0584591860 hoặc 0969668152 để đăng ký lịch hẹn khám bệnh riêng với chuyên gia, thông qua nhân viên chăm sóc khách hàng.
  • Đăng ký hẹn khám bệnh với bất kỳ bác sĩ nào mà mình tin tưởng tại đường link: https://bacsygioi.com/ khi đặt khám trên đây bạn sẽ được hưởng ưu đãi

Địa chỉ: Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội, số 152 Xã Đàn, Đống Đa, Hà Nội

 

[addtoany]

admin

Chuyên viên tư vấn, chia sẻ những kiến thức về sức khỏe sinh sản, các bệnh nam - phụ khoa, bệnh xã hội, chế độ dinh dưỡng cho bà bầu. Đồng thời là kiểm soát viên nội dung trên trang web: Mrthaythuoc.com

Bình luận của bạn