Rối loạn chảy máu là một bệnh lý về máu khá phổ biến. Khi mắc bệnh, máu không đông đủ nhanh khiến cho người bệnh bị mất máu trong thời gian dài. Vậy rối loạn chảy máu là gì, có những triệu chứng như thế nào và làm thế nào để điều trị hiệu quả? Tất cả sẽ được giải đáp trong nội dung dưới đây, hãy tìm hiểu nhé!
Như thế nào được gọi là rối loạn chảy máu
Rối loạn chảy máu là tình trạng có thể xuất hiện ở những vết thương ở cả bên trong và ngoài cơ thể. Lúc này, quá trình đông máu bị rối loạn khiến máu không thể đông trở lại bình thường sau khi bị chấn thương. Do đó, thời gian để máu đông bị kéo dài, dẫn tới máu chảy nặng với lượng nhiều hơn.
Nguyên nhân gây rối loạn chảy máu
Theo các bác sĩ, rối loạn chảy máu có nhiều dạng và có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, phổ biến nhất là do các nguyên nhân sau:
- Bệnh Von Willebrand: Là bệnh gây rối loạn chảy máu thường gặp phổ biến. Nhất là ở những người gặp phải vấn đề với loại protien “đặc dụng” trong máu giúp kiểm soát chảy máu. Đó có thể là do lượng protein này không đủ hoặc hoạt động không bình thường.
- Bệnh Hemophilia A và B (bệnh máu khó đông): Là bệnh lý xuất hiện khi hàm lượng các chất đông máu trong máu bị xuống thấp vì một lý do nào đó. Lúc này, màu chảy nặng bất thường ở vị trị các khớp. Bệnh có thể gây ra những biến chứng rất nguy hiểm đe dọa tính mạng của người bệnh
- Rối loạn chảy máu do di truyền: Bệnh có thể bị di truyền từ cha mẹ sang cho con cái. Những đối tượng này thường bị rối loạn yếu tố V Leiiden – một gen quan trong trong việc đông máu.
- Tác dụng phụ của một số loại thuốc: Một số loại thuốc kháng sinh và các loại thuốc ức chế ung thư, thuốc chống đông máu… có tác dụng phụ ngăn cản sự phát triển của những mạch máu mới, dẫn tới tình trạng rối loạn chảy máu.
- Do các bệnh lý: Các loại ung thư như ung thư gan, ung thư ruột, ung thư vú…hay các bệnh về gan bao gồm viêm gan, xơ gan…cũng là nguyên nhân phổ biến gây rối loạn chảy máu.
Những dấu hiệu & triệu chứng của rối loạn chảy máu
Thực tế, những biểu hiện của rối loạn chảy máu sẽ xuất hiện tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh nhưng vẫn có những dấu hiệu chung như:
- Bầm dập thường xuyên, dễ xuất hiện các vết bầm tím trên da.
- Chảy máu trong khớp.
- Chảy máu kinh nguyệt bất thường ở nữ giới.
- Máu chảy quá nhiều từ một vết thương nhỏ, lâu đông hơn bình thường.
Do cơ địa từng người mà mức độ của các triệu chứng trên có thể nặng nhẹ khác nhau. Tuy nhiên, nếu phát hiện bất cứ dấu hiệu nghi ngờ nào của chứng rối loạn chảy máu, dù ở mức độ nhẹ, người bệnh cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được hỗ trợ tốt nhất.
Chẩn đoán và cách điều trị rối loạn chảy máu
Để chẩn đoán rối loạn chảy máu, trước tiên bác sĩ sẽ khai thác bệnh sử và làm những xét nghiệm cần thiết. Theo đó, những câu hỏi về bệnh sử thường liên quan tới:
- Tình trạng sức khỏe hiện tại
- Loại thuốc đang dùng
- Mức độ thường xuyên chảy máu như thế nào? (lượng máu chảy, thời gian máu đông…)
Ngoài ra, một số xét nghiệm liên quan thường được chỉ định, bao gồm:
- Xét nghiệm máu toàn bộ (CBC)
- Xét nghiệm huyết học thời gian Thromboplastin từng phần
- Đo lượng bạch cầu và hồng cầu.
- Xét nghiệm kết tập tiểu cầu và kiểm tra độ gắn kết của tiểu cầu.
Dựa vào kết quả của những xét nghiệm trên, các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị tương ứng phù hợp. Đó có thể là việc bổ sung sắt, truyền máu hoặc một số cách điều trị khác như liệu pháp thay thế nhân tố, truyền máu tươi đông lạnh…tùy vào từng tình trạng cụ thể.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh lý rối loạn đông máu xin được chia sẻ tới bạn đọc. Và nếu thấy xuất hiện những triệu chứng của bệnh, hãy chủ động tìm tới bác sĩ để được thăm khám, điều trị kịp thời, tránh những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe nhé.
[addtoany]
phantrongtue
Bác sĩ đa khoa Phan Trọng Tuệ – Chuyên khoa nhi: chăm sóc, chuyên gia dinh dưỡng, khám và điều trị bệnh cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và thiếu niên. Hiện bác sĩ đang công tác tại Bệnh viện Việt Đức đồng thời là kiểm soát nội dung trên Mrthaythuoc.com