Cháo hẹ, lươn xào hẹ, tôm nõn xào hẹ…là những món ăn quen thuộc có sự góp mặt của lá hẹ. Tuy nhiên ít ai biết rằng, ngoài hương vị thơm ngon, sử dụng hẹ thường xuyên còn giúp cơ cơ thể khỏe mạnh hơn. Vậy lá hẹ có tác dụng gì? Thắc mắc này sẽ được giải đáp chi tiết ngay tỏng bài viết dưới đây.
Hẹ là loại cây không hề xa lạ, nhất là đối với những gia đình ở nông thôn. Lá hẹ cũng vì thế mà được sử dụng phổ biến, trong cả bữa ăn hàng ngày và cả các bài thuốc chữa bệnh.
Một số thông tin về cây hẹ
Trong dân gian, hẹ còn được biết tới với tên gọi khởi dương thảo, cửu thái. Đây là loại cậy thân thảo, chỉ có lá không cành. Chiều dài mỗi nhánh lá hẹ khoảng từ 20-40cm với thành phần chứa chất xơ thô, protid và nhiều nhóm vitamin khác nhau.
Theo Đông y, rau hẹ có tính ấm, hơi chua, vị cay và có khả năng sát trùng cao. Trong sách Bản thảo thập dị có viết: “Hẹ là loại rau ấm nhất thiên hạ, có ích cho người, nên ăn thường xuyên”. Đối với nam giới, hẹ là loại rau không thể thiếu trong việc cải thiện chức năng sinh lý. Đúng như những gì các cụ đã nói, “nam không thể thiếu hẹ, nữ không thể thiếu ngó sen.”
Lá hẹ có tác dụng gì?
Ngoài hương vị độc đáo, lá hẹ còn được ưa chuộng sử dụng bởi mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Theo đó, những tác dụng của lá hẹ bao gồm:
- Khả năng kháng khuẩn, tiêu viêm, trị mẩn ngứa trên da.
- Hỗ trợ, cải thiện lưu thông máu.
- Nâng cao, cải thiện chức năng hệ miễn dịch.
- Điều hòa phủ tạng.
- Bổ thận tráng dương, tăng cường chức năng sinh lý nam, chữa yếu sinh lý.
- Cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa, hệ hô hấp.
- Bảo vệ gan.
- Hỗ trợ giảm cân hiệu quả.
Lưu ý rằng, dù nhiều tác dụng nhưng không nên lạm dụng, ăn quá nhiều hẹ, nhất là vào buổi tối. Đặc biệt, lá hẹ cũng không mang đến tác dụng với những trường hợp nóng trong hay đang có bệnh về mắt. Ngoài ra, cũng đừng nên chế biến hẹ với thịt bò, thịt trâu hay mật ong. Bởi hẹ kỵ với những thực phẩm này.
Lá hẹ và các bài thuốc hiệu quả
Ngoài việc sử dụng trong các món ăn hàng ngày như lươn xào hẹ, tôm nõn xào hẹ…Thì những tác dụng của lá hẹ sẽ được phát huy tối đa hơn trong các bài thuốc. Cụ thể như sau:
Dùng lá hẹ chữa di tinh, mộng tinh
Lá hẹ xào với nhân hồ đào bằng dầu vừng. Nam giới ăn đều đặn món này một tháng sẽ thấy tình trạng bệnh cải thiện rõ rệt.
Bài thuốc tăng khả năng sinh lý bằng lá hẹ
Lá hẹ kết hợp với dâm dương hoặc, ngài tăm đực khô, kỳ tử, ngưu tất, ba kích…ngâm trong rượu khoảng 1 tháng. Sau đó bỏ ra uống 2 lần/ ngày, mỗi lần khoảng 15ml là bản lĩnh phòng the của phái mạnh sẽ mạnh mẽ hơn đáng kể. => Tham khảo các loại thuốc chữa yếu sinh lý nam
Lá hẹ chữa ngứa, dị ứng da
Với những trường hợp bị ngứa hay dị ứng da mà không có vết thương hở, lá hẹ sẽ phát huy tác dụng. Theo đỏ, chỉ cần hơ nóng một nắm lá hẹ rồi chườm lên vùng ngứa vài lần là được.
Chữa ho, nhuận phế
Lá hẹ kết hơp với gừng tươi, hấp chín trong đường phèn sẽ cho ra một hỗn hợp chữa ho hiệu quả. Theo đó, người lớn dùng liên tục trong khoảng 5 ngày. Với trẻ em, các bậc phụ huynh chỉ cần hấp lá hẹ trong đường phèn là đủ. Cho bé uống trong 5 ngày, mỗi ngày 2 lần sẽ thấy hiệu quả.
Chăm sóc da khô với lá hẹ
Chị em phụ nữ nếu đang gặp rắc rối với làn da khô của mình thì cũng đừng quá lo lắng. Bởi chỉ cần rửa sạch, giã nát và đắp lá hẹ khoảng 30 phút/ ngày là tình trạng này sẽ được cải thiện đáng kể. Làn da sẽ mịn, mềm và đàn hồi tốt hơn.
Chữa đái tháo đường bằng lá hẹ
Để chữa tiểu đường, người bệnh có thể sử dụng nhiều hơn món lá hẹ với canh thịt bò hàng ngày.
Trường hợp nếu không đủ thời gian thực hiện các bài thuốc trên thì việc sử dụng lá hẹ trong bữa ăn hàng ngày cũng vẫn mang lại hiệu quả. Nhưng sẽ không cao như các bác thuốc và sẽ tốn nhiều thời gian hơn.
Lá hẹ có tác dụng gì? Bài viết trên đã giải đáp chi tiết thắc mắc này. Hy vọng nhờ đây, việc sử dụng lá hẹ sẽ được phố biến hơn. Qua đó, góp phần bảo vệ và duy trì sức khỏe một cách ổn định hơn.