Việt Nam nằm trong danh sách 15 Quốc gia có người hút thuốc lá cao nhất thế giới. Theo thống kê, mỗi năm nước ta có hơn 40.000 người tử vong do hút thuốc lá, kể cả hút thuốc thụ động. Ung thư phổi có 96% người do thuốc lá gây ra.
Theo nhiều số liệu từ Bộ Y tế, Việt Nam có đến 43% nam giới hút thuốc lá, trong đó, 33 triệu người không hút thuốc nhưng thường xuyên tại nhà, 5 triệu người hút thuốc thụ động ở nơi làm việc.
Thuốc lá có chứa hơn 7.000 loại hóa chất, trong đó, 70 chất gây ung thư, như ung thư phổi, ung thư thanh quản, ung thư da, các bệnh tim mạch và các bệnh hô hấp. Thuốc lá gây ra 90% ca ung thư phổi, 75% ca phổi tắc nghẽn mãn tính và 25% bệnh tim mạch.
Khói thuốc lá gây ung thư phổi như thế nào?
Thuốc lá là “thủ phạm” giết người hàng đầu trên thế giới, trong đó có ung thư phổi. Theo cơ chế, khi các bạn hít khói thuốc, không khí sẽ đi thẳng vào đường hô hấp qua mũi, miệng, nơi không khí được lọc, làm ẩm rồi qua khí quản vào phổi. Người hút thuốc thường có nhiều đờm, chất này, đôi khi tuyến nhày bị tắc làm giảm khả năng bài tiết đờm. Khi chất nhày bị nhiễm chất độc hại và giữ lại ở phổi gây cản trở quá trình trao đổi khí, từ đó biến chứng ung thư phổi.
Chất độc hại ở khói thuốc có thể gây co thắt đường thở, luồng khí hít vào thở ra bị cản trở, gây ra các hiện tượng ran ngáy, khó thở. Người hút thuốc lá tuổi càng trẻ thì thời gian gây bệnh hô hấp ngắn hơn so với người hút thuốc tuổi muộn.
Nguy cơ mắc ung thư phổi của người hút thuốc lá cao gấp 10 lần so với người không hút thuốc. Dù hút thuốc trực tiếp hay hút thuốc thụ động, thì nguy cơ mắc bệnh do thuốc lá gây ra đều như nhau.
Theo thống kê, trên thế giới, thuốc lá “giết chết” 7 triệu người mỗi năm thì có đến 600.000 người chết vì hút thuốc thụ động. Nhất là trẻ em, đối tượng có nguy cơ cao bị nhiễm trùng hô hấp, hen suyễn, viêm tai giữa do bố hoặc mẹ hút thuốc khi gần con.
Ngoài ung thư phổi, khói thuốc lá còn gây ra các bệnh ung thư miệng, bàng quang, thận, vú, ung thư cổ tử cung, mắc bệnh tim mạch, xơ vữa động mạch, gây nhồi máu cơ tim, đột quỵ…
Do đó, để bảo vệ bản thân và người xung quanh khỏi nguy cơ mắc các bệnh ung thư, tim mạch, bạn cần phải bỏ thuốc lá, không hút thuốc nơi công cộng. Đồng thời, có chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý, khám sức khỏe thường xuyên để đánh giá tình trạng sức khỏe mình nhằm phát hiện và điều trị sớm.